Lò đốt chất thải rắn: Hậu quả và các giải pháp khắc phục
- Thứ Sáu, 25 Tháng Tám, 2023
Lò đốt chất thải rắn mở ra một hướng đi mới trong việc xử lý chất thải. Đặc biệt là chất thải công nghiệp. Tuy nhiên, thiết bị này để lại nhiều hậu quả khôn lường. Do đó cần có giải pháp khắc phục để không làm ảnh hưởng đến môi trường và con người.
1, Lò đốt chất thải rắn
Lò đốt chất thải rắn hiện nay chủ yếu được sử dụng lò đốt tầng sôi. Được ứng dụng nhiều trong đốt bùn thải, chất thải công nghiệp.
Lò đốt tầng sôi đốt cháy rác thải bằng cách cho rác đã được nghiền và cát vào buồng đốt. Không khí được phun vào từ đáy buồng.
Lượng không khí đảm nhận duy trì quá trình đốt cháy. Chất thải và cát được đảo trộn, lơ lửng trong buồng đốt. Chất thải sẽ cháy trong vùng lơ lửng của hỗn hợp.
Quá trình đốt cháy bình thường cần có không khí (oxy). Vậy nên trong quá trình đốt chất thải, các chất khí thải sẽ phản ứng hóa học với oxy tạo ra nhiều khí gây hại cho con người và môi trường.
2, Các chất thải độc hại từ lò đốt chất thải rắn và hậu quả
* Các chất thải độc hại từ quá trình đốt cháy
Trong quá trình đốt chất thải rắn thường sinh ra các loại khí thải như NOx, CO2, thủy ngân, dioxin/furan, HCl, HF, SO2, VOCs,…
– NOx:
Chúng được sinh ra trong quá trình cháy được khử thành N2 bằng cách phun amoniac hoặc ure (khử không xúc tác) để giảm 50% lượng NOx.
– Clorua và lưu huỳnh
Nguồn gốc của clorua chủ yếu từ nhựa như PVC, thực phẩm giàu muối hoặc các hợp chất vô cơ chứa clo,…
Dưới điều kiện nhiệt độ cao trong lò đốt, chúng chuyển hóa thành khí axit HCl và HF.
Lúc này lưu huỳnh đioxit được sinh ra từ việc đốt cháy chất thải chứa lưu huỳnh ở nhiệt độ cao.
– Dioxin/furan
Chất này được sinh ra trong quá trình đốt cháy các loại rác hữu cơ chứa clo. Ngoài ra, dioxin còn tồn tại trong tro bay và xỉ đáy lò của lò đốt chất thải.
– Thủy ngân:
Pin, thiết bị điện tử, nhiệt kế thủy ngân,… là các nguồn thủy ngân trong rác thải.
– Tro bay:
Tro bay chứa thủy ngân, kim loại nặng và dioxin. Vậy nên được coi là chất thải nguy hại, được đóng rắn trước khi chôn lấp.
Ngoài ra, còn các loại bụi, chất thải do không thể đốt tiếp được.
* Hậu quả của các loại chất thải lò đốt
Trong quá trình đốt, sinh ra nhiều loại chất thải gây ảnh hưởng đến con người và môi trường. Cụ thể như:
– Môi trường: Gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, mưa acid, thủng tầng ozon…
– Sức khỏe con người: Gây các bệnh liên quan đến đường hô hấp và bệnh ngoài da,… Nặng gây ức chế hô hấp nặng hơn ảnh hưởng đến tính mạng con người.
3, Giải pháp khắc phục khí thải lò đốt chất thải rắn
Hệ thống xử khí thải lò hơi than đốt gồm nhiều thành phần và các thiết bị như:
– Phân lọc bụi thô.
– Sử dụng cả hệ thống cyclone hoặc/và hút lọc bụi túi vải. Sau cùng là tháp xử lý khí ô nhiễm.
Hiện nay việc xử lý khí thải trong lò hơi chủ yếu có 3 loại chính như:
* Tháp lọc ướt
Tháp lọc ướt gồm một cấu kiện hình trụ tròn hoặc chữ nhật. Bên trong có chứa một lớp đệm bằng vật liệu rỗng.
Lớp vật liệu rỗng thường dùng là các loại có hình dạng khác nhau. Mục đích làm tăng tiết diện tiếp xúc với khí. Vật liệu thường là kim loại màu, sứ, nhựa.
Trong quá trình hoạt động được tưới dung dịch xử lý. Dung dịch sử dụng có thể là nước, kiềm và bazơ.
* Tháp rửa khí
Phương pháp rửa khí hay phương pháp xử lý khí thải bằng chất hấp phụ.
Dòng khí bẩn khi đi qua lớp sương dung môi dày đặc sẽ phản ứng hóa học với dung môi. Nó bị trung hòa và thoát ra ngoài theo đường xả. Khí sạch sẽ đi ngược lại lên trên và thoát ra ngoài môi trường.
* Tháp hấp thụ
Hấp thụ là quá trình phân ly khí dựa trên sự hấp thụ của một số chất hấp thụ đối với chất ô nhiễm có trong khí thải.
Như trong quá trình này các phân tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt của vật liệu hấp thụ. Vật liệu hấp thụ thường được sử dụng là than hoạt tính.
Quá trình hấp thụ còn được sử dụng rộng rãi để khử ẩm trong không khí hoặc trong môi trường khí nói chung. Khử khí độc hại và mùi trong khí thải, thu hồi các loại hơi, khí có giá trị lẫn trong không khí hoặc trong khí thải.
Khí thải lò đốt chất thải rắn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó các chủ nhà máy nhà xưởng cần có giải pháp khắc phục để bảo vệ môi trường và con người.
* Kỹ thuật xử lý khí thải: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động