Hậu quả của bụi sơn và giải pháp xử lý bụi, mùi hiệu quả
- Thứ Tư, 10 Tháng Năm, 2023
Sơn là công đoạn không thể thiếu trong các ngành sản xuất hiện nay. Bụi sơn là gì, gây ra những hậu quả nào? Giải pháp nào giúp xử lý hiệu quả? Hãy cùng TH Vinasun tìm hiểu ngay nhé.
Bụi sơn là gì?
Sơn là một hỗn hợp đồng chất, chứa chất tạo màng liên kết và các chất tạo màu. Chúng có khả năng bám dính trên bề mặt vật chất.
Hiện nay sơn được sản xuất với nhiều màu sắc phong phú. Chúng được sử dụng để:
– Che phủ, bám dính, trang trí sản phẩm,…
– Chống nóng, chịu nhiệt, chống rỉ, chống thấm.
Được dùng trong hầu hết các sản phẩm của các ngành nghề như: gỗ, đồ dùng gia đình, xe cộ, máy móc,…
Trong quá trình phun sơn sẽ sinh ra bụi. Đây là những hạt có kích thước khác nhau. Có những hạt bụi ở dạng khói. Đồng thời, có mùi khó chịu.
Lượng bụi sơn sinh ra ít hay nhiều tùy thuộc vào cách sử dụng. Các cách gồm có:
– Dùng chổi quét.
– Dùng súng phun.
– Sử dụng buồng sơn hiện đại.
Với 3 cách này thì sử dụng buồng sơn là sinh ra lượng bụi ít nhất.
Những hậu quả của bụi sơn cho môi trường và con người
Sơn được ứng dụng nhiều trong các ngành sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, bụi sơn khi phát tán ra bên ngoài làm ảnh hưởng đến môi trường không khí. Gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt là con người.
Trong bụi sơn có các loại chất hóa học tổng hợp. Chúng cực kỳ độc hại với con người, chẳng hạn như:
– Chì:
Có chức năng chống gỉ, làm cho màu sắc tươi hơn. Giúp đẩy nhanh quá trình làm khô mặt sơn.
Tác hại đến hệ thần kinh: Gây nhức đầu, kém tập trung, khó ngủ, mất ngủ kéo dài, nôn,…
Khi bị nhiễm nồng độ chì cao gây ra: Tiêu chảy, táo bón, đau cơ, mệt mỏi, giảm ham muốn. Có thể dẫn đến những bệnh nguy hiểm nhất là ung thư.
– Thủy ngân:
Có tác dụng bảo quản, chống vi khuẩn và rêu mốc mọc.
Tác hại đó là:
+ Có thể bị suy hô hấp, đau đầu, khó thở, ho, lơ mơ, co giật, nôn mửa.
+ Gây ảnh hưởng đến thần kinh, tổn thương hệ hô hấp. Nguy hiểm hơn có thể gây ung thư phổi.
– Dung môi hữu cơ và một phần dung môi được thải ra môi trường dưới dạng khí và lỏng:
Tác động trên hệ thần kinh gây triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, chán ăn. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài, chúng gây giảm trí nhớ, các bệnh lý mạn tính khác, đặc biệt là ung thư.
– Các kim loại nặng độc hại:
Gây ra các cơn hen, tăng nguy cơ mắc và làm nặng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng nguy cơ viêm phổi, viêm phế quản.
Do đó, để hạn chế những nguy hại với con người. Các doanh nghiệp cần có giải pháp xử lý bụi sơn.
Giải pháp xử lý bụi sơn
1, Sử dụng buồng sơn máng nước
Cách xử lý bụi sơn bằng màng nước là hệ thống được đánh giá rất cao. Giúp đem lại hiệu quả xử lý bụi, mùi sơn pu lên đến 98%.
Nhờ đó, tránh được tình trạng bụi sơn vị phát tán ra bên ngoài môi trường. Và xâm nhập vào cơ thể con người gây bệnh.
* Cấu tạo của hệ thống
Thường hệ thống xử lý mùi sơn, pu bằng màng nước có các thành phần chính như:
– Quạt hướng trục:
Được thiết kế theo từng dự án của khách hàng. Giúp tối ưu và đem lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng và tiết kiệm chi phí.
– Buồng máng nước gồm:
+ Hộp phân phối nước (chảy tràn) và màn nước.
+ Bộ phận phân ly (vách ngăn) để ngăn các hạt nước.
+ Bể hoặc thùng lắng để thu nước và giữ bụi sơn.
* Nguyên lý hoạt động
Khi lượng bụi sơn, pu được sinh ra trong quá trình phun sơn. Lúc này, thông qua các lực hút của quạt ly tâm trong hệ thống buồng phun sơn. Nó sẽ tách các bụi ra khỏi không khí dựa trên nguyên lý lực ly tâm.
Sau khi bụi tiếp xúc với màng nước. Nó sẽ theo dòng nước thải ra phía bên ngoài thông qua ống dẫn. Luồng không khí sau khi được tách bụi sẽ đi theo lực hút của quạt ra ngoài thông qua đường ống thoát.
Nước tưới vào hộp phân phối khay, máng nằm bên trên vách chảy tràn qua các ống nối với bơm nước. Khi tràn qua mép máng, nước tạo thành màn liên tục để bám và giữ bụi sơn.
Phía sau vách màng nước là tổ hợp các vách ngăn và hệ thống vòi phun làm nhiệm vụ:
– Phân ly nước khỏi không khí.
– Rửa sạch bụi sơn một lần nữa trước khi qua quạt theo đường ống thải ra ngoài.
Nước tuần hoàn được bơm lại vào máng. Nước sạch được thay theo chu kỳ.
2, Sử dụng hệ thống lọc bụi Cyclone
Thiết bị này hình thành lực ly tâm để tách bụi ra khỏi không khí. Giúp không khí trở nên sạch sẽ.
Do có hiệu quả xử lý bụi cao với thích thước hạt bụi > 5 micromet và chi phí đầu từ thấp. Do vậy nó được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp.
Hệ thống Cyclone thường còn được dùng để loại bỏ hạt bụi từ một chất rắn hoặc một chất lỏng mà không sử dụng bộ lọc.
Thiết bị lọc Cyclone đơn giản, tốn kém ít chi phí để xây dựng. Đồng thời nó có thể hoạt động trong điều kiện xấu,khắc nghiệt như:
– Nhiệt độ cao.
– Nồng độ bụi lớn.
– Áp suất cao.
* Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc bụi công nghiệp dùng Cyclone
Không khí lẫn bụi và khí độc được dẫn vào thiết bị xử lý Cyclone. Nó đi theo phương tiếp tuyến với ống trụ. Sau đó được chuyển động theo vòng xoáy tròn hướng xuống dưới.
Khi dòng khí gặp phễu sẽ bị đẩy ngược lên và chuyển động xoáy trong ống trụ của thiết bị.
Trong quá trình này, dòng khí trong Cyclone sẽ chuyển động liên tục và các hạt bụi dưới tác dụng ly tâm sẽ va vào thành thiết bị. Nó sẽ bị mất quá tính và rơi xuống đáy của hệ thống.
Lúc này không khí sạch sẽ được thoát ra ngoài. Bụi bẩn, khí thải sẽ được lưu lại dưới đáy của hệ thống. Khi cần lấy bụi sẽ vặn van xả bụi để lấy bụi ra và có thể tái sử dụng lại.
Sử dụng các giải pháp để xử lý bụi sơn là cần thiết để bảo vệ con người và môi trường. Nếu dự án bạn đang cần hãy để lại thông tin bên dưới để được tư vấn nhé.
* Hệ thống hút bụi xưởng gỗ: Đơn vị thi công tốt nhất hiện nay
* Hệ thống làm mát nhà xưởng bằng hơi nước: 5 điểm cần lưu ý