Cập nhật các giải pháp làm mát nhà xưởng [Mới Nhất]
- Thứ Tư, 9 Tháng Sáu, 2021
Vào mùa hè nhu cầu tìm kiếm lắp đặt thêm các giải pháp làm mát nhà xưởng rất lớn. Bởi:
– Nhiệt độ không khí ngoài trời oi bức, nóng nực.
– Nhiệt độ cơ thể: Số lượng công nhân viên làm việc nhiều.
– Nhiệt độ từ các thiết bị, máy móc vận hành.
Do đó, việc lắp đặt hệ thống làm mát nhà xưởng sẽ giúp đảm bảo được sức khỏe của công nhân. Đồng thời, đảm bảo được năng suất và hiệu quả công việc cao.
I, Giải pháp làm mát nhà xưởng từ tự nhiên
Việc kinh doanh, sản xuất hàng hóa tại các nhà xưởng đã và đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi nắng nóng.
Đặc biệt, hầu hết các xưởng hiện nay đều sử dụng tôn để lợp mái. Nó khiến không khí trong nhà xưởng nóng hơn rất nhiều. Bởi không chỉ chịu khí nóng từ xung quanh mà còn ở lượng nhiệt lớn hấp thụ từ trên mái xuống.
Lúc này việc lựa chọn giải pháp làm mát nhà xưởng tự nhiên được các nhà quản lý quan tâm đầu tiên.
1. Thiết kế nhà xưởng có nhiều cửa sổ và mái tôn cách nhiệt
Với thiết kế nhà xưởng có nhiều cửa sổ và được lợp mái bằng tôn cách nhiệt là giải pháp làm mát đơn giản. Biện pháp này được rất nhiều nhà đầu tư ưa chuộng.
* Ưu điểm:
– Đơn giản, không tốn nhiều chi phí làm mát cho nhà xưởng.
– Tạo được điều kiện mát mẻ cho công nhân làm việc. Hưởng được không khí mát mẻ từ ngoài tự nhiên.
– Đảm bảo được độ sáng tự nhiên trong quá trình sản xuất.
– Tiết kiệm được điện năng cho doanh nghiệp.
– Có lợi trong việc phòng cháy chữa cháy.
– Thông thoáng, không gian làm việc rộng và thoáng mát.
– Tránh tình trạng ẩm mốc trong nhà xưởng.
* Nhược điểm:
– Phần bê tông ở dưới chân và nhà xưởng cần phải thiết kế xây dựng cao.
– Mái tôn cần được lắp thêm các nóc gió.
– Thời gian xây dựng xưởng lâu và tốn nhiều chi phí.
2. Giải pháp làm mát nhà xưởng bằng hệ thống cây xanh xung quanh
Hiện nay, giải pháp này cũng được các chủ doanh nghiệp ưu tiên sử dụng. Bởi nó không chỉ giúp mát mẻ cho nhà xưởng mà còn giúp bảo vệ môi trường tránh được ô nhiễm môi trường.
* Ưu điểm:
– Cây xanh trồng xung quanh xưởng giúp chắn ánh nắng mặt trời, giảm nhiệt độ xung quanh.
– Tiết kiệm được điện năng.
– Ngăn ngừa ô nhiễm không khí và khí độc hại.
– Giảm được tiếng ồn.
– Cải thiện được sức khỏe cho người lao động.
– Biện pháp bền vững, lâu dài.
* Nhược điểm:
Với các nhà xưởng kín, hay hở cũng cần phải kết hợp thêm các biện pháp làm mát nhà xưởng khác mới giúp xưởng được mát mẻ và thông thoáng được như:
+ Lắp thêm hệ thống quạt thông gió: Giúp lưu thông, trao đổi không khí giữa trong và bên ngoài xưởng.
+ Sử dụng thêm quạt công nghiệp.
+ Thiết kế, xây dựng nhà xưởng cao thông thoáng và có mái tôn cách nhiệt.
II, Giải pháp làm mát nhà xưởng bằng các hệ thống
1. Giải pháp làm mát nhà xưởng bằng tấm cooling pad
Phương pháp này sử dụng quạt hút công nghiệp và các tấm làm mát cooling pad.
Không khí nóng và ô nhiễm trong xưởng sẽ được hệ thống quạt hút ra bên ngoài.
Lúc này do chênh lệch áp, không khí bên ngoài sẽ đi qua hệ thống màng nước trên tấm cooling pad và được trao đổi nhiệt, lọc sạch bụi tại đó. Và được đưa không khí vào nhà xưởng.
* Ưu điểm:
– Không khí đưa vào xưởng sẽ là không khí sạch, mát với độ ẩm vừa phải.
– Phù hợp để áp dụng cho các nhà xưởng: dệt may, xưởng chế biến, sản xuất, khu chăn nuôi gia cầm, trồng hoa, nhà kính…
– Không gian làm mát toàn bộ nhà xưởng, chuồng trại,….
– Chi phí lắp đặt thấp.
– Dễ lắp đặt, di chuyển, vận hành đơn giản.
– Tiêu tốn ít năng lượng, điện năng.
* Nhược điểm:
– Độ ẩm cao (75-80%) không phù hợp với môi trường máy móc, điện tử.
– Yêu cầu nhà xưởng kín hoặc ít mở cửa.
– Dễ gây ẩm mốc, mùi sau 1 thời gian không sử dụng.
– Chỉ thực sự hiệu quả nếu nhiệt độ ngoài nhà xưởng > 35 độ C. Hiệu quả giải nhiệt: 3-7 độ C.
2. Giải pháp làm mát nhà xưởng bằng máy phun sương
* Ưu điểm:
– Hệ thống làm mát với máy phun sương có khả năng làm mát sâu, rộng.
– Hạ nhiệt đồng đều môi trường xung quanh từ 5 – 10 độ.
– Cung cấp 100% không khí tươi mới cho nhà xưởng lượng.
– Có thể tạo ra áp suất dương để đẩy bụi và không khí nóng ra bên ngoài.
– Phù hợp sử dụng cho các khu chăn nuôi, trồng trọt,….
* Nhược điểm:
– Gây ẩm ướt, dễ mọc nấm mốc.
– Không phù hợp cho các xưởng sản xuất có chứa máy móc, thiết bị điện tử.
3. Giải pháp làm mát nhà xưởng bằng hệ thống thông gió
Đây là phương pháp sử dụng quạt công nghiệp có công suất lớn, áp suất cao như quạt ly tâm, quạt hướng trục,…. Để tạo ra luồng gió mát từ bên ngoài tự nhiên vào nhà xưởng. Đồng thời, hút tất cả các khí nóng, khí thải ra bên ngoài.
* Ưu điểm:
– Dễ dàng lắp đặt, vận hành đơn giản, dễ dàng vệ sinh bảo dưỡng.
– Tuổi thọ lớn, công suất hiệu quả làm việc cao.
– Phù hợp cho các xưởng sản xuất có chứa các thiết bị, máy móc điện tử, xưởng cơ khí, trung tâm thương mại, tòa nhà cao tầng…
– Áp dụng cho các nhà xưởng sản sinh ra lượng khói, bụi nhiều, hơi nóng tập trung cục bộ ở 1 vài vị trí trong xưởng.
– Phù hợp lắp đặt cả cho các nhà xưởng có không gian hở hay kín và rộng.
* Nhược điểm:
– Chi phí mua quạt cao.
– Quạt công nghiệp có nhiều model với lưu lượng và công suất riêng. Vậy nên người tiêu dùng khó lựa chọn và tính toán được loại quạt thích hợp khi lắp đặt lần đầu.
4. Sơn chống nóng phía trên mái và lắp tấm màng nhôm phản xạ nhiệt phía dưới mái tôn
Các mái của nhà xưởng được làm bằng tôn tráng kẽm. Lúc đầu có phủ một lớp kẽm oxit trắng sáng. Nhờ đó, giảm được bức xạ nhiệt từ mặt trời lên mái tôn và giảm được nóng.
Sau 1 thời gian, lớp kẽm oxit này bị ăn mòn. Tôn bắt đầu hấp thụ một lượng nhiệt lớn từ mặt trời, khiến xưởng nóng lên. Lúc này mái tôn cần sơn chống nóng lại.
Tuy nhiên khi sơn chống nóng lên tôn nhưng nó vẫn hấp thụ 1 lượng nhiệt đáng kể. Do đó, phía dưới mái tôn cũng cần lắp thêm một tấm màng nhôm phản xạ nhiệt chống bức xạ nhiệt.
* Ưu điểm:
– Giảm được nhiệt độ nóng từ 2 -3 độ so với ban đầu.
– Tốn ít chi phí.
* Nhược điểm:
– Tuổi thọ ngắn, cần phải sơn đi sơn lại nhiều.
– Để đảm bảo nhà xưởng mát mẻ cần phải kết hợp các biện pháp làm mát khác: trồng nhiều cây xanh, có nhiều cửa sổ, lắp đặt hệ thống làm mát khác,…
5. Giải pháp làm mát nhà xưởng bằng máy hơi nước
Nhiều nhà xưởng sản xuất có tính đặc thù và chỉ cần làm mát cho một khu vực nhất định. Thì đây là giải pháp thông gió làm mát cục bộ là một giải pháp tối ưu.
* Ưu điểm:
– Phù hợp cho các không gian mở, nơi mà khu vực làm mát không cần phải bao che kín.
– Tạo ra môi trường mát mẻ, giàu dưỡng khí. Tạo nên độ thông thoáng cho nhà xưởng do liên tục cấp khí tươi.
– Chi phí đầu tư ban đầu thấp với việc tối ưu hóa việc sử dụng ống gió, cửa gió, van gió.
– Chi phí vận hành thấp trong suốt quá trình sử dụng. Điện năng tiêu thị chỉ bằng ⅛ so với giải pháp làm mát toàn bộ nhà xưởng.
– Linh hoạt trong vị trí lắp đặt.
* Nhược điểm:
– So với các loại máy lạnh, điều hòa công nghiệp thì máy làm mát bằng hơi nước chỉ giúp ổn định nhiệt độ không khí ở mức tiêu chuẩn. Không chỉnh được ở nhiệt độ sâu hơn như nhiệt độ cần thiết cho các kho lạnh.
– Kích thước máy khá lớn.
III, Lợi ích lựa chọn phù hợp giải pháp làm mát nhà xưởng
Việc lựa chọn được một phương pháp làm mát thích hợp sẽ giúp:
– Giải nhiệt, đảm bảo sức khỏe cho công nhân thực hiện sản xuất trong điều kiện thuận lợi.
– Đạt hiệu quả năng suất cao.
– Đảm bảo cho môi trường nhà xưởng có nhiệt độ thích hợp. Tránh hỏng hóc, hư hại máy móc, nguyên liệu và sản phẩm khi nhiệt độ môi trường lên quá cao.
– Đề phòng và chống hỏa hoạn khi nhiệt độ môi trường quá cao.
Hiện nay việc lắp đặt thêm các giải pháp làm mát nhà xưởng là rất cần thiết. Trên đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo. Từ đó, có thể lựa chọn cho doanh nghiệp của mình một giải pháp tối ưu nhất.
XEM THÊM CÁC NỘI DUNG KHÁC:
* Địa chỉ bán tấm làm mát cooling pad tại Th Vinasun
* Tìm hiểu về quạt thông gió trên mái nhà xưởng
* Hệ thống xử lý bụi công nghiệp: 2 loại hiệu quả nhất hiện nay